"Thẳng thắn mà nói Việt Nam không phải môi trường tốt cho các bạn phát triển. Tôi khi quay về khá tiếc vì nhiều điều học ở nước ngoài không có chỗ để áp dụng", cựu thí sinh bày tỏ.
Thực tế, trong số 17 quán quân đã nhận học bổng và đi du học, 16 người chọn ĐH Swinburne làm "bến đỗ". Chỉ có Lương Phương Thảo (vô địch năm 3) chọn học ngành Kinh doanh Quốc tế và Marketing tại ĐH Monash, Australia.
Phương Thảo cũng là quán quân hiếm hoi trở về nước sau khi hoàn thành chương trình học và làm việc cho một công ty quảng cáo tại TP.HCM.
Theo một nguồn tin, Lê Viết Hà (nhà vô địch năm 7) đã về Việt Nam làm chuyên viên tư vấn cấp cao của một công ty lớn từ tháng 12/2017. Trước đó, Viết Hà tốt nghiệp hạng xuất sắc ngành Công nghệ Robot và Khoa học Máy tính tại ĐH Swinburne. Anh học lên thạc sĩ ngành Quản trị Kinh doanh, ĐH Deakin, Australia.
Các quán quân còn lại hầu hết đã ổn định ở Australia như Trần Ngọc Minh (năm 1) làm việc cho một công ty mạng di động hàng đầu xứ sở chuột túi, Phan Mạnh Tân (năm 2) làm kiến trúc sư phần mềm ở tập đoàn IBM, Đỗ Lâm Hoàng (năm 5) mở công ty riêng về IT vào năm 2015, Lê Vũ Hoàng (năm 6) theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu khoa học.
Sau khi thông tin Vương Thiện Huy - cựu thí sinh Đường lên đỉnh Olympia năm 12 - vào NASA làm việc xuất hiện trên truyền thông, chàng trai kể bản thân được nhiều thầy cô, bạn bè hỏi thăm.
Nhưng bên cạnh đó, Huy cho biết một số người cũng bày tỏ suy nghĩ tiêu cực rằng việc đi du học, sau đó định cư ở nước ngoài là "chảy máu chất xám", "Olympia đào tạo nhân tài cho Australia, Mỹ".
Không riêng gì Thiện Huy, các thí sinh Olympia nói riêng và du học sinh nói chung, không trở về Việt Nam làm việc sau khi tốt nghiệp cũng từng nghe nhận định tương tự rất nhiều lần.
No comments
Post a Comment