Đại tá Nguyễn Minh Tâm nói tồn tại những ý kiến khác cho rằng "mọi đầu mối từ các ngân hàng đều dẫn đến "Bình ruồi" (Ủy viên bộ chính trị kiêm Trưởng ban Kinh tế trung ương Nguyễn Văn Bình) và mọi con đường đều dẫn tới Kiên Giang (quê hương của cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)"
“Nếu không có gì thay đổi đột biến về phương châm đánh tham nhũng, cứ đà như hiện nay thì 100% những nhân vật đứng sau lưng Trần Bắc Hà sẽ bị khởi tố”.
"Việc bắt giữ ông Trần Bắc Hà và các đồng phạm là hoạt động bình thường của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam trong tiến trình đấu tranh chống tham nhũng được vạch ra tại Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII chứ không hề có điều gì bất bình thường ở đây".
Trên đây là một số bình luận mà những nguồn tin đáng tin cậy phát biểu với Sputnik, liên quan tới việc đại gia ngân hàng Trần Bắc Hà bị công an Việt Nam bắt hôm 29/11.
Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều tối 03/12, Chánh văn phòng Bộ Công an — Thiếu tướng Lương Tam Quang cho biết, liên quan tới việc cơ quan công an khởi tố bắt giam ông Trần Bắc Hà — cựu Chủ tịch HĐQT ngân hàng BIDV cùng 3 thuộc cấp, Cơ quan Cảnh sát điều tra hiện đang thu nhập, củng cố chứng cứ và thu hồi tài sản theo đúng quy định.
Trước đó, ngày 29/11 Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã thực hiện tống đạt các Quyết định và thi hành Lệnh bắt, khám xét đối với 04 bị can có liên quan đến vụ án "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" xảy ra tại ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Căn cứ kết quả điều tra, tài liệu chứng cứ đã thu thập được, ngày 22/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (CO3) ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 46/C03-P13 về tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng" xảy ra tại Ngân hàng BIDV; cùng ngày đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét đối với:
1. Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị BIDV
2. Trần Lục Lang, nguyên Phó Tổng GĐ BIDV;
3. Kiều Đình Hòa, nguyên GĐ BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh
4. Lê Thị Vân Anh, nguyên Trưởng phòng khách hàng doanh nghiệp BIDV Chi nhánh Hà Tĩnh.
Ngày 9/8/2017, hàng loạt cổ phiếu ngân hàng chìm trong "biển lửa" sau khi xuất hiện tin đồn ông Trần Bắc Hà bị bắt. Chỉ trong một ngày, 1,8 tỷ USD vốn hoá "bốc hơi" khỏi thị trường chứng khoán. Điều đó chứng tỏ, nhân vật này là "mắc xích" cực kỳ quan trọng trong "nhóm lợi ích" tài chính ngân hàng Việt Nam. Trần Bắc Hà không những nổi tiếng trong giới tài phiệt, mà còn can thiệp sâu vào sự điều hành các chính sách kinh tế vĩ mô. Thậm chí, Trần Bắc Hà còn "thao túng chính trường". Chỉ là TGĐ, rồi chủ tịch HĐQT ngân hàng BIDV, song ông ta chẳng ngán bất kỳ ai, có thể mắng cả bộ trưởng, thống đốc ngân hàng và các chủ tịch, bí thư các tỉnh thành.
Vậy vì sao Trần Bắc Hà bị bắt lúc này? Việc bắt này liên quan tới gì? Thị trường chứng khoán Việt Nam đã bị trấn động như thế nào?
Không ai có thể mãi "lấy tay che Trời". Ngày 2/6/2018, Uỷ ban KTTW đã thông báo kết luận: ông Trần Bắc Hà, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020. Ông Hà đã có liên quan tới việc phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng. Những vi phạm của cựu Chủ tịch BIDV khi điều hành ngân hàng này được Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định là "rất nghiêm trọng", phải xem xét, xử lý kỷ luật." Sau khi có kết luận từ Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, các cơ quan chức năng đã sớm vào cuộc điều tra, khởi tố vụ án hình sự, truy bắt Trần Bắc Hà. Cần lấy lại hàng ngàn tỷ đồng hắn đã "vơ vét" của nhà nước, đem về làm tài sản riêng của gia đình mình".
"Về vụ ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam bị khởi tố và bắt tạm giam cùng với 3 cộng sự để phục vụ điều tra thì không có gì là lạ. Ngày 1-7-2018, Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh đã triệu tập các ông Trần Bắc Hà, Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang vì liên quan đến 4.700 tỉ đồng của BIDV tại "đại án" ngân hàng Phạm Công Danh giai đoạn 2. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ triệu tập 3 nguyên lãnh đạo Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với tư cách người làm chứng và người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan chứ không phải với tư cách bị can.
Trước đó, các ông Trần Bắc Hà (nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT), Đoàn Ánh Sáng (nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc) và ông Trần Lục Lang (Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc) vừa bị Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương quyết định thi hành kỷ luật. Ông Hà bị khai trừ Đảng, ông Sáng bị kỷ luật cách hết các chức vụ trong Đảng và ông Lang bị cảnh cáo.
Án kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với các ông này có cơ sở bởi các cơ quan điều tra, thanh tra, kiểm tra khi phối hợp làm việc đã phát hiện ra việc các thủ trưởng của BIDV đã ký 12 quyết định phê duyệt chủ trương cho 12 công ty của Phạm Công Danh vay vốn. Và cả 12 công ty này đều được lập khống để đề nghị vay tổng cộng 4.700 tỉ đồng. Nói thẳng ra đó là các "công ty ma" được thành lập nhằm mục đích "rửa tiền".
© ẢNH: ÁNH HỒNG/TUỔI TRẺ
Thực ra, việc Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh triệu tập như vậy là để các ông này có cơ hội "lập công chuộc tội" hay ít nhất cũng là "thành thực hợp tác với cơ quan điều tra". Nhưng trong nửa năm qua, các ông này đã tỏ thái độ bất hợp tác với cơ quan điều tra. Ông Trần Bắc Hà viện cớ đang đi điều trị bệnh ung thư ở Singapore để vắng mặt trong phiên tòa ngày 23-7-2018. Các ông Đoàn Ánh Sáng và Trần Lục Lang cũng viện cớ này cớ khác để vắng mặt tại phiên tòa xét xử bị can Phạm Công Danh và các đồng phạm.
Một lý do khác là Ngân hàng Cổ phần thương mại Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong 10 ngân hàng thương mại cổ phần có cổ phần nhà nước chiếm đa số có quy mô vốn hóa lớn nhất Việt Nam, nên việc bắt giữ các thành viên lãnh đạo chủ chốt của ngân hàng này cần được tiến hành thận trọng, có sự bảo đảm về truyền thông, khả năng thanh toán, các biện pháp khắc phục rủi ro để duy trì hoặc bảo đảm không bị vỡ hệ thống. Một sự thật mà hiện nay ai cũng đã biết là sau khi bắt giữ các nhân vậy này, lãi xuất huy động của BIDV đã chỉ tăng lên 8,5%; còn lãi xuất cho vay thì vẫn duy trì ở mức hiện tại.
Ngoài ra, việc chưa tiến hành bắt giữ ông Trần Bắc Hà và một số đồng phạm trước đó còn liên quan đến một việc khác rất quan trọng trong đấu tranh chống tham nhũng. Đó là vấn đề thu hồi tài sản bị chiếm đoạt hay bị thất thoát do hành vi tham nhũng".
Vậy vì sao Trần Bắc Hà bị bắt lúc này? Việc bắt này liên quan tới gì? Thị trường chứng khoán Việt Nam đã bị trấn động như thế nào?
"Theo tôi, việc anh ta bị bắt là kết cục tất yếu cho những gì anh ta đã làm, nhất là thời điểm này, khi cuộc đấu tranh chống tham nhũng được đẩy lên mức độ mới, cao hơn, sự chỉ đạo từ Trung ương thường xuyên, liên tục hơn (Ban Chỉ đạo 110 cao hơn Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng)", — một nguồn tin rất đáng tin cậy phát biểu với Sputnik.
Nguồn tin trên tiếp tục nói với Sputnik:
"Hà có 35 năm công tác ngân hàng, phần lớn thời gian là làm sếp. Hà nghỉ hưu 1/9/2016. Di sản Hà để lại cho BIDV là một "rừng" nợ xấu. Con số mà HAGL của bầu Đức nợ 27 ngàn tỷ là một ví dụ…
Ngày 21/2/2013, tin đồn Trần Bắc Hà bị bắt cùng lúc với tin đồn Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ giá USD đã khiến TTCK lao dốc (ở vào thời điểm VN-Index đang ở đỉnh cao thập kỷ), giá vàng, USD đồng loạt tăng. TTCK cùng ngày đã giảm chung khoảng 4%, bốc hơi khoảng 1,6 tỷ USD trên cả 2 sàn Chứng khoán TP.HCM và Hà Nội. Các nhà đầu tư gọi điện khắp nơi hỏi thông tin và bán tháo cổ phiếu. Dân chúng ở các thánh phố lớn đổ xô đi mua vàng. Trả lời báo chí, Trần Bắc Hà cho rằng, những kẻ tung tin đồn có thể kiếm được từ 500-700 tỷ đồng sau những biến động dữ dội trên thị trường tài chính. Và 5 năm sau, khi Bắc Hà đã nghỉ hưu, nhưng "uy lực" của hắn cũng thật kinh người.Không ai có thể mãi "lấy tay che Trời". Ngày 2/6/2018, Uỷ ban KTTW đã thông báo kết luận: ông Trần Bắc Hà, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) chịu trách nhiệm chính về những vi phạm, khuyết điểm của Ban Thường vụ Đảng ủy nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020. Ông Hà đã có liên quan tới việc phê duyệt chủ trương cho vay 4.700 tỷ đồng đối với 12 công ty liên quan đến vụ án xảy ra tại Ngân hàng Xây dựng. Những vi phạm của cựu Chủ tịch BIDV khi điều hành ngân hàng này được Ủy ban Kiểm tra Trung ương xác định là "rất nghiêm trọng", phải xem xét, xử lý kỷ luật." Sau khi có kết luận từ Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, các cơ quan chức năng đã sớm vào cuộc điều tra, khởi tố vụ án hình sự, truy bắt Trần Bắc Hà. Cần lấy lại hàng ngàn tỷ đồng hắn đã "vơ vét" của nhà nước, đem về làm tài sản riêng của gia đình mình".
"Về vụ ông Trần Bắc Hà, nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam bị khởi tố và bắt tạm giam cùng với 3 cộng sự để phục vụ điều tra thì không có gì là lạ. Ngày 1-7-2018, Tòa án Nhân dân TP Hồ Chí Minh đã triệu tập các ông Trần Bắc Hà, Đoàn Ánh Sáng, Trần Lục Lang vì liên quan đến 4.700 tỉ đồng của BIDV tại "đại án" ngân hàng Phạm Công Danh giai đoạn 2. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh chỉ triệu tập 3 nguyên lãnh đạo Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với tư cách người làm chứng và người có nghĩa vụ, quyền lợi liên quan chứ không phải với tư cách bị can.
Trước đó, các ông Trần Bắc Hà (nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐQT), Đoàn Ánh Sáng (nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc) và ông Trần Lục Lang (Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tổng Giám đốc) vừa bị Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương quyết định thi hành kỷ luật. Ông Hà bị khai trừ Đảng, ông Sáng bị kỷ luật cách hết các chức vụ trong Đảng và ông Lang bị cảnh cáo.
Án kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đối với các ông này có cơ sở bởi các cơ quan điều tra, thanh tra, kiểm tra khi phối hợp làm việc đã phát hiện ra việc các thủ trưởng của BIDV đã ký 12 quyết định phê duyệt chủ trương cho 12 công ty của Phạm Công Danh vay vốn. Và cả 12 công ty này đều được lập khống để đề nghị vay tổng cộng 4.700 tỉ đồng. Nói thẳng ra đó là các "công ty ma" được thành lập nhằm mục đích "rửa tiền".
© ẢNH: ÁNH HỒNG/TUỔI TRẺ
Thực ra, việc Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh triệu tập như vậy là để các ông này có cơ hội "lập công chuộc tội" hay ít nhất cũng là "thành thực hợp tác với cơ quan điều tra". Nhưng trong nửa năm qua, các ông này đã tỏ thái độ bất hợp tác với cơ quan điều tra. Ông Trần Bắc Hà viện cớ đang đi điều trị bệnh ung thư ở Singapore để vắng mặt trong phiên tòa ngày 23-7-2018. Các ông Đoàn Ánh Sáng và Trần Lục Lang cũng viện cớ này cớ khác để vắng mặt tại phiên tòa xét xử bị can Phạm Công Danh và các đồng phạm.
Một lý do khác là Ngân hàng Cổ phần thương mại Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong 10 ngân hàng thương mại cổ phần có cổ phần nhà nước chiếm đa số có quy mô vốn hóa lớn nhất Việt Nam, nên việc bắt giữ các thành viên lãnh đạo chủ chốt của ngân hàng này cần được tiến hành thận trọng, có sự bảo đảm về truyền thông, khả năng thanh toán, các biện pháp khắc phục rủi ro để duy trì hoặc bảo đảm không bị vỡ hệ thống. Một sự thật mà hiện nay ai cũng đã biết là sau khi bắt giữ các nhân vậy này, lãi xuất huy động của BIDV đã chỉ tăng lên 8,5%; còn lãi xuất cho vay thì vẫn duy trì ở mức hiện tại.
Ngoài ra, việc chưa tiến hành bắt giữ ông Trần Bắc Hà và một số đồng phạm trước đó còn liên quan đến một việc khác rất quan trọng trong đấu tranh chống tham nhũng. Đó là vấn đề thu hồi tài sản bị chiếm đoạt hay bị thất thoát do hành vi tham nhũng".
No comments
Post a Comment