Bộ trưởng Trần Tuấn Anh có văn bản xin lỗi do để xảy ra việc xe công đón người nhà tại sân bay nhưng được đánh giá là chưa… thật.
Bộ trưởng Trần Tuấn Anh lên tiếng xin lỗi liên quan đến việc xe biển xanh của Bộ công thương được điều ra tận chân máy bay đón người nhà của ông. Nhưng việc này vẫn còn nhiều câu hỏi cần làm rõ.
Luật sư Hồ Nguyên Lễ - Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh đưa ra quan điểm, một văn bản được ban hành và báo chí đăng tải rộng rãi với nội dung hàm ý “xin lỗi” có rất nhiều… sạn.
Cụ thể, lỗi về hình thức, lỗi về chính tả, lỗi về cách dùng từ để diễn đạt nội dung chưa rõ ràng và lỗi về thông tin chưa chính xác.
Luật sư Lễ phân tích, Bộ Công Thương đã sử dụng tài sản công không đúng công việc.
Tuy nhiên, văn bản là lời xin lỗi của tư cách Bộ Công Thương thì phải trình bày với hình thức văn bản chính thống của Bộ Công Thương.
Văn bản phải được Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đóng dấu ký tên với tư cách Bộ trưởng, thay mặt cho Bộ Công Thương nên không thể trình bày với tư cách cá nhân.
Luật sư Hồ Nguyên Lễ nhận xét về lỗi về chính tả trong văn bản ở dòng “Kính gửi”. Trong văn bản không có dấu hai chấm và sau dấu hai chấm chữ cái đầu của từ đầu tiên không viết hoa.
Ngày xảy ra sự việc được nêu trong văn bản là 04/01 nhưng không ghi rõ là năm nào?
Cụm từ “Chuyến bay VN262 tối ngày 4/1/2019” thì văn phạm hành chính phải viết là ngày 04/01/2019.
Do đây là văn bản chứ không phải thư tay của cá nhân Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nên “Vị trí ký tên phải ở bên phải văn bản”, luật sư Lễ nói.
Luật sư Hồ Nguyên Lễ tiếp tục phân tích lỗi về cách dùng từ để diễn đạt nội dung chưa rõ nghĩa. Trong văn bản không thể hiện người đứng đầu Bộ Công Thương vi phạm lỗi gì mà phải gửi lời xin lỗi đến Nhân dân...?
Văn bản của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh còn thể hiện việc “vào đón người trong gia đình tôi ở khu vực sân bay Nội Bài” là chưa đúng chính xác địa điểm xảy ra sai phạm.
Luật sư Lễ nói, vì ở khu vực sân bay thì chưa chắc đã vi phạm nếu đón đúng địa điểm theo quy định ở sân bay.
Bộ trưởng Trần Anh Tuấn phải viết là “vào khu vực sân đỗ máy bay và nhà ga VIP A sân bay Nội Bài để đưa đón người trong gia đình tôi”
Cuối văn bản còn có dòng: “Trân trọng cảm ơn”. Luật sư Hồ Nguyên Lễ chỉnh lại, thư xin lỗi sao dùng từ “cảm ơn” mà phải viết là “Trân trọng” hoặc “Trân trọng xin lỗi”.
“Lỗi vi phạm là Văn phòng Bộ đã sử dụng tài sản công không đúng thì lỗi này là bài học sâu sắc cho ai?”, luật sư Lễ tiếp tục đặt câu hỏi.“Tôi coi đây là một bài học sâu sắc cho cá nhân, gia đình và Bộ Công Thương” là không rõ nghĩa. Bởi việc cho cá nhân, gia đình của ai, có phải cá nhân hoặc gia đình Bộ trưởng không?
Và, luật sư Lễ nhận định, trước hết lỗi thuộc về Bộ Công Thương vì là đơn vị quản lý tài sản công, tiếp đến là những cá nhân sử dụng, tham mưu vụ việc sai trái.
Nếu Bộ trưởng chỉ đạo cấp dưới làm việc này thì ông phải chịu trách nhiệm.
Văn bản của vị Bộ trưởng còn có câu: “Tôi đã báo cáo với các cấp lãnh đạo cấp trên” là không rõ nghĩa? Vì báo cáo cái gì? Cấp trên của Bộ Công Thương là đơn vị nào? Hoặc với tư cách là Bộ trưởng thì cấp trên của Bộ trưởng là ai nữa?
Luật sư Hồ Nguyên Lễ còn khẳng định, văn bản của Bộ trưởng Trần Tuấn Anh ban hành có lỗi về thông tin chưa chính xác.
Ngoài ra, Luật sư Lễ được biết Bệnh viện Bạch Mai không có Khoa Tim mạch nên Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nằm điều trị bệnh ở đâu là chính xác?
Ở Việt Nam không có “Ban Bảo vệ sức khoẻ Trung ương”. Theo Quyết định 121-QĐ/TW thì phải viết đúng là “Ban Bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương”.
Do đó, luật sư Hồ Nguyên Lễ nghi vấn, Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã phải điều trị bệnh theo yêu cầu của ai là chính xác?
No comments
Post a Comment