Kể từ khi dịch viêm phổi Vũ Hán bùng phát ở Trung Quốc, một số “lãnh đạo Hoa kiều”, thậm chí là xã hội đen đã phát động vơ vét một lượng lớn vật tư y tế từ Úc chuyển về Trung Quốc, đợi khi dịch bệnh lan rộng trên thế giới, lại mang những vật tư này đến Úc làm “từ thiện”. Âm mưu này đã bị các phương tiện truyền thông của Úc lật tẩy.
Tờ Sydney Morning Herald và The Age gần đây đưa tin, các “lãnh đạo Hoa kiều” được hỗ trợ bởi Mặt trận thống nhất Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã huy động các thành viên của tổ chức dưới quyền mình để vơ vét vật tư y tế ở Úc và chuyển đến Trung Quốc.
Theo truyền thông Úc, Quảng Viễn Bình là người đứng đầu của một đoàn thể dân sự ở Úc được hỗ trợ bởi ĐCSTQ, chủ yếu hoạt động tại Sydney và Melbourne. Các đoàn thể này được cho là có mối liên hệ trực tiếp với Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất Trung ương ĐCSTQ. Mà trong đó có một đoàn thể chủ yếu là người Hồ Bắc, thủ lĩnh của nó là Chu Cửu Minh (Tom “Mr Chinatown” Zhou), là người có liên quan trong “các vụ án phạm tội có tổ chức”.
Bài báo nói, khi Vũ Hán bắt đầu bùng phát dịch, Quảng Viễn Bình đã huy động tất cả các thành viên của tổ chức dưới quyền ở Úc, vơ vét các vật tư y tế như 35.000 bộ quần áo bảo hộ y tế, 200.000 đôi găng tay và 10 tấn thuốc khử trùng và vận chuyển về Trung Quốc.
Vào ngày 16/2, ông còn đăng thông báo trên các nhóm mạng xã hội, kêu gọi Hoa kiều ở Úc quyên góp tiền và vật tư y tế cho Trung Quốc, chỉ rõ rằng cần thu thập vật dụng y tế, thuốc thử, dược phẩm, đồ bảo hộ, sản phẩm khử trùng và khẩu trang N95, chuyển về Vũ Hán.
Bài báo chỉ ra, Quảng Viễn Bình từng là quân nhân của ĐCSTQ, từng đi nghĩa vụ tại Đông Bắc Trung Quốc, đảm nhiệm chức Ủy viên Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân thành phố Vũ Hán từ năm 2011, gần đây ông đã đăng ký mở một công ty thực phẩm ở Úc.
Lãnh đạo Hoa kiều Chu Cửu Minh, người được hỗ trợ bởi Bộ Công tác Mặt trận Thống nhất ĐCSTQ, từng là Chủ tịch Hội đồng hương Hồ Bắc, ông từng kinh doanh tại sòng bạc xa xỉ Crown Casino, ông đã bị bắt giữ tại Fiji và bị trục xuất về Trung Quốc để truy tố hình sự vào tháng 1/2020. Quảng Viễn Bình và Chu Cửu Minh lần lượt là lãnh đạo Hoa kiều người Hồ Bắc ở Sydney và Melbourne.
Ngày 2/4, tờ “Daily Mail Australia” tiết lộ, sau khi bùng phát dịch viêm phổi Vũ Hán, chỉ trong vòng 1 tháng, Vũ Hán đã nhập khẩu hơn 2 tỷ khẩu trang. Từ 24/1 đến 29/2, Hải quan Trung Quốc đã kiểm tra hơn 2,46 tỷ vật tư y tế bao gồm khẩu trang và trang bị phòng hộ.
Bài báo nói rằng, nhà đầu tư bất động sản Úc Risland, được hỗ trợ bởi ĐCSTQ, tuần trước đã công khai cho công nhân thấy một nhà kho với hàng ngàn hộp quần áo bảo hộ, nói rằng những vật tư này đều được chuyển đến Vũ Hán. Trên thực tế, Công ty Risland đã vận chuyển hàng tấn vật tư y tế từ Sydney.
Vào cuối tháng 2, có tới 80 tấn vật tư y tế đã được chuyển đến Trung Quốc Đại lục thông qua máy bay tư nhân. Video được tiết lộ cho thấy một lượng lớn các hộp khẩu trang chất đống tại sân bay Perth, số khẩu trang này đã được gửi đến Vũ Hán vào ngày 8/2.
Bài báo cho biết, cơ cấu này đã đẩy nhanh quá trình tiến nhập vào Trung Quốc Đại lục bằng cách đưa ra quy định “thông quan không chậm trễ về vật liệu phòng chống dịch bệnh”.
Một công ty bất động sản khác của Trung Quốc là Greenland Group cũng yêu cầu nhân viên của mình bỏ các công việc khác, mua khẩu trang, nước rửa tay, khăn lau kháng khuẩn, nhiệt kế, Panadol và các mặt hàng y tế khác ở nước ngoài với số lượng lớn, sau đó gửi chúng đến Trung Quốc.
Greenland đã mua 3 triệu khẩu trang y tế, 500.000 đôi găng tay và một số lượng lớn khăn ướt kháng khuẩn ở Úc và các quốc gia khác nơi công ty hoạt động. Các lô hàng này trước tiên được lưu trữ tại trụ sở ở Sydney của Greenland, sau đó lần lượt được chuyển đến Trung Quốc vào tháng 1 và tháng 2.
Hậu quả của những hành vi trên là, trong khi dịch virus ĐCSTQ lây lan chóng mặt ở Úc, các bác sĩ và y tá tại các bệnh viện Úc phải đối mặt với tình trạng thiếu khẩu trang và trang bị phòng hộ khác, thậm chí một số bác sĩ buộc phải mua khẩu trang quét sơn từ Bangning để sử dụng.
Các chuyên gia y tế lo ngại rằng sự thiếu hụt tiềm ẩn của thiết bị phòng hộ sẽ khiến nhân viên y tế tuyến đầu dễ bị lây nhiễm, không thể chăm sóc bệnh nhân.
Các nhân viên y tế đứng bên ngoài một phòng thử nghiệm virus Vũ Hán chuyên dụng tại một bệnh viện ở Thung lũng Barossa, Nam Úc, vào ngày 31/3. (Ảnh: EPA)
Để đối phó với tình trạng trên, Tang Phổ, bình luận viên thời sự Hồng Kông, một người quen thuộc với cách vận hành của ĐCSTQ đã nói với Đài Á Châu Tự Do (RFA) vào ngày 1/4 rằng, việc chính quyền ĐCSTQ tích trữ vật tư y tế quy mô lớn không phải là vấn đề nhỏ, nó thực sự có ảnh hưởng quyết định đến chính trị toàn cầu.
Ông chỉ ra, sau khi Quảng Viễn Bình chuyển một số lượng lớn vật tư y tế sang Trung Quốc, giờ là lúc Úc đối mặt với tình hình nguy cấp của dịch bệnh, ông ta lại phối hợp với chính quyền ĐCSTQ đưa ra “thực lực mềm”, chuẩn bị vận chuyển vật tư đến Úc, để đạt được mục đích chính trị ảnh hưởng đến Úc thông qua “các hoạt động từ thiện”.
Tang Phổ nói: “Thứ nhất, nó là vật liệu chiến lược, ĐCSTQ tích trữ hoặc bạn thu lại, về cơ bản là cắt đứt chuỗi cung ứng của mọi người. Nó rất có hại cho các bác sĩ và bệnh nhân tuyến đầu ở Âu Mỹ.
Thứ hai, Trung Quốc cuối cùng đã xuất hiện như một ‘đấng cứu thế’, tương đương với câu nói: ‘Tôi có rất nhiều (vật tư), tôi cung cấp cho bạn, bạn phải lệ thuộc tôi, cảm ơn Trung Quốc’, giống như câu Grazie Cina (cảm ơn Trung Quốc) mà Úc thường nói”.
Tang Phổ cho rằng, mục tiêu cuối cùng của ĐCSTQ trong việc tích trữ một lượng lớn vật tư y tế là để cứu vãn những bất lợi của nó trong ván cờ ngoại giao với Hoa Kỳ, cố gắng sử dụng “ngoại giao khẩu trang” hay “ngoại giao nhiệt kế” để đổi lấy sự “cảm ơn Trung Quốc” của nhiều quốc gia.
Ông nói, những tính toán mưu đồ của ĐCSTQ chắc chắn sẽ không thành công, bởi vì không ít quốc gia có thể sẽ xem xét kỹ Trung Quốc sau khi dịch bệnh đi qua.
Bình luận viên thời sự Hồng Kông, Tào Gia Siêu cho biết trong một cuộc phỏng vấn với RFA, trong tình hình bất ổn này, sức ảnh hưởng của Trung Quốc sẽ giảm đi.
Tào Gia Siêu nói: “Đại lục có thể muốn mượn dịch bệnh lần này để biến thành hình tượng một ‘đấng cứu thế’. Nếu ĐCSTQ đã tự tích trữ trước và bán nó để kiếm lợi nhuận vào lúc này, rất nhiều người sẽ cảm thấy ĐCSTQ không phải là làm việc thiện không yêu cầu báo đáp, vật tư của ĐCSTQ thực ra là một yêu cầu ‘có qua có lại’ về mặt chính trị”.
No comments
Post a Comment