Khánh An
16/04/2020
Quyết định của Mỹ tạm dừng cấp ngân sách cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang nhận được sự ủng hộ mạnh từ công luận Việt Nam. Liệu sự ủng hộ của người Việt có xuất phát từ tâm lý “bài Trung” hay không, nhất là khi Hoa Kỳ và một số quốc gia EU cáo buộc WHO không làm tròn trách nhiệm và hậu thuẫn cho những thông tin sai lệch ban đầu của Trung Quốc, gây ra hậu quả đại dịch Covid-19 lan tràn khắp thế giới?
“Quyết định sáng suốt”
“Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là một điển hình của loại ‘ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản’, nên Hoa Kỳ cắt bỏ trợ cấp là rất đúng. Hoan hô quyết định sáng suốt của Tổng thống D. Trump!”, Luật sư Lê Công Định công khai bày tỏ sự ủng hộ trên trang Facebook cá nhân đối với quyết định của người đứng đầu nước Mỹ.
Các nhà báo, những người quan sát tình hình thời sự tại Việt Nam đa số đều đưa ra những nhận định tương tự, phê phán WHO và người đứng đầu tổ chức này sau khi ông Trump tuyên bố dừng cấp ngân sách cho WHO trong lúc tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng kéo dài từ 60 – 90 ngày.
Là người đứng ra quyên góp cứu trợ cho những người nghèo và những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, nữ doanh nhân Lê Hoài Anh nói với VOA rằng bà “căm phẫn” những kẻ đã để cho dịch bệnh lan tràn và gây ra những hậu quả khôn lường trên sinh mạng và đời sống kinh tế, xã hội của người dân trên toàn thế giới.
“Tôi căm phẫn nên tôi tán thành việc điều tra và nếu thật sự ông này (TGĐ Tedros của WHO) phải từ chức thì là việc phải làm để làm trong sạch lại bộ máy, bảo đảm không có sự lobby, kiểm soát, hỗ trợ cho Trung cộng”, bà Lê Hoài Anh nói.
Tương tự, blogger Nguyễn Đình Ngọc cũng cho rằng quyết định của Tổng thống Donald Trump là “hoàn toàn thỏa đáng” khi WHO đã “không làm tròn trách nhiệm” rất quan trọng của mình trong thời gian qua.
“Tình hình dịch chung trên toàn cầu đã thể hiện trên thực tế hôm nay là vai trò của tổ chức WHO là hoàn toàn chểnh mảng, vô trách nhiệm, để cho virus này từ một địa phương là Vũ Hán của Trung Quốc lan rộng ra toàn thế giới”, ông Nguyễn Đình Ngọc nói với VOA.
Tâm lý ‘bài Trung’?
Theo quan sát của VOA, tất cả những bài viết trên mạng xã hội tán thành quyết định của Tổng thống Trump đều nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của công luận Việt Nam.
Có ý kiến cho rằng người Việt thường dành sự ủng hộ mạnh mẽ cho những quyết định, sự kiện gây bất lợi cho và có liên quan đến Trung Quốc.
Doanh nhân Lê Hoài Anh thừa nhận tâm lý bài Trung có thể là một phần, nhưng không hoàn toàn là nguyên nhân khiến người Việt Nam ủng hộ quyết định của tổng thống Mỹ.
Bà nói: “Không ưa Trung Quốc thì lúc trước đã là không ưa rồi vì vấn đề biển đảo và những điều Trung Quốc làm ra đối với Việt Nam sau này như ô nhiễm môi trường chẳng hạn. Nhưng thực ra đại dịch này đã ảnh hưởng rất lớn đối với Việt Nam nên càng làm cho họ ghét vì nguồn gốc bệnh là một, thứ hai nữa là chính vì cái không minh bạch thông tin (của Trung Quốc) làm cho dịch bệnh lây lan và ảnh hưởng rất sâu rộng đến đời sống xã hội”.
Blogger Nguyễn Đình Ngọc thì cho rằng tình trạng “chống Trung Quốc” đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới trong thời gian đại dịch này, và sự ủng hộ của người Việt trong quyết định của Mỹ đối với WHO “hoàn toàn không mang tính chất thành kiến”.
Ông giải thích thêm: “Tâm lý chống Trung Quốc không chỉ là riêng người Việt Nam, mà là người ta chống lại cách hành xử kém văn minh, vô trách nhiệm của Trung Quốc trên toàn thế giới chứ không phải riêng Việt Nam, và người dân Việt Nam cũng hòa mình trong cái chính nghĩa đó”.
Thế khó của WHO
Hoa Kỳ hiện là quốc gia tài trợ lớn nhất cho WHO, với hơn 400 triệu đô la trong năm ngoái, chiếm khoảng 15% ngân quỹ của tổ chức quốc tế này.
Dưới góc độ của một cựu chuyên gia làm việc nhiều năm cho Liên Hiệp Quốc, Tiến sĩ Vũ Quang Việt cho rằng việc cắt ngân sách của Mỹ đối với WHO vào thời điểm này sẽ gây tác động “nghiêm trọng” trong hoạt động của WHO, đặc biệt là công tác phòng chống dịch tại những quốc gia nghèo như ở châu Phi.
TS. Vũ Quang Việt nói trong một tổ chức quốc tế như WHO, với các thành viên từ các quốc gia trên thế giới, trong đó có các nước như Hoa Kỳ, Trung Quốc với tiếng nói có trọng lượng và tầm ảnh hưởng nhất định, thì việc đưa ra những quyết định quan trọng không hoàn toàn nằm ở WHO.
Ông đưa ra ví dụ điển hình về trường hợp của Đài Loan, khi hiện nay đang có không ít ý kiến chỉ trích WHO vì đã xử lý các vấn đề của đảo quốc này theo quan điểm đây là một phần của Trung Quốc. Từ đó, dẫn đến những quy định, khuyến nghị và chính sách đối với Đài Loan tương tự như đối với Trung Quốc.
“Trung Quốc họ áp lực. Họ là một thành viên và còn là thành viên quan trọng của các tổ chức quốc tế nữa, nên họ sử dụng ảnh hưởng của mình để gạt Đài Loan ra khỏi WHO”, TS. Vũ Quang Việt cho biết, đồng thời chia sẻ thêm kinh nghiệm cá nhân.
“Trước kia tôi làm ở LHQ và phụ trách về vấn đề thống kê cũng vậy. Dĩ nhiên, tôi luôn luôn liên hệ với Đài Loan, dù là không chính thức, để lấy thông tin từ Đài Loan cho cái nhìn chung về thống kê của thế giới. Thế nhưng Trung Quốc luôn luôn áp lực để mình không được nhận một cách chính thức và không đưa số liệu ra một cách chính thức được. Ngay cả quốc tế và Mỹ cũng công nhận Đài Loan là một phần của Trung Quốc, do đó nó có những biện pháp để ngăn cản các tổ chức quốc tế làm việc và có quan hệ với Đài Loan”.
Theo TS. Vũ Quang Việt, đối với những vấn đề mang tính chính trị thì các tổ chức quốc tế như WHO khó lòng tránh khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc.
“Bất cứ ai ngồi ở WHO, làm Tổng giám đốc của WHO cũng rất khó trong vấn đề quyết định này”, TS. Vũ Quang Việt nói. Thậm chí theo ông, WHO còn không có quyền quyết định nữa.
Cựu chuyên gia của Liên Hiệp Quốc lưu ý rằng Mỹ và các quốc gia châu Âu cũng có các chuyên gia trong Tổ chức Y tế Thế giới. Vì vậy, vấn đề không nhận thức sớm và đầy đủ tầm nguy hiểm của chủng virus mới không hoàn toàn là lỗi của riêng WHO, chưa kể đến yếu tố hạn chế về tầm hiểu biết của con người nói chung đối với loại virus mới này.
Tính đến tối 16/4, virus corona đã lây nhiễm cho hơn 2,1 triệu người và giết chết hơn 141.000 người trên toàn thế giới.
Một kiến nghị kêu gọi Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus của WHO từ chức cũng đã nhận được hơn 966.000 chữ ký trong số một triệu chữ ký theo yêu cầu.
Quyết định của Mỹ tạm dừng cấp ngân sách cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang nhận được sự ủng hộ mạnh từ công luận Việt Nam. Liệu sự ủng hộ của người Việt có xuất phát từ tâm lý “bài Trung” hay không, nhất là khi Hoa Kỳ và một số quốc gia EU cáo buộc WHO không làm tròn trách nhiệm và hậu thuẫn cho những thông tin sai lệch ban đầu của Trung Quốc, gây ra hậu quả đại dịch Covid-19 lan tràn khắp thế giới?
“Quyết định sáng suốt”
“Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) là một điển hình của loại ‘ăn cơm quốc gia, thờ ma cộng sản’, nên Hoa Kỳ cắt bỏ trợ cấp là rất đúng. Hoan hô quyết định sáng suốt của Tổng thống D. Trump!”, Luật sư Lê Công Định công khai bày tỏ sự ủng hộ trên trang Facebook cá nhân đối với quyết định của người đứng đầu nước Mỹ.
Các nhà báo, những người quan sát tình hình thời sự tại Việt Nam đa số đều đưa ra những nhận định tương tự, phê phán WHO và người đứng đầu tổ chức này sau khi ông Trump tuyên bố dừng cấp ngân sách cho WHO trong lúc tiến hành một cuộc điều tra kỹ lưỡng kéo dài từ 60 – 90 ngày.
Là người đứng ra quyên góp cứu trợ cho những người nghèo và những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 tại Việt Nam, nữ doanh nhân Lê Hoài Anh nói với VOA rằng bà “căm phẫn” những kẻ đã để cho dịch bệnh lan tràn và gây ra những hậu quả khôn lường trên sinh mạng và đời sống kinh tế, xã hội của người dân trên toàn thế giới.
“Tôi căm phẫn nên tôi tán thành việc điều tra và nếu thật sự ông này (TGĐ Tedros của WHO) phải từ chức thì là việc phải làm để làm trong sạch lại bộ máy, bảo đảm không có sự lobby, kiểm soát, hỗ trợ cho Trung cộng”, bà Lê Hoài Anh nói.
Tương tự, blogger Nguyễn Đình Ngọc cũng cho rằng quyết định của Tổng thống Donald Trump là “hoàn toàn thỏa đáng” khi WHO đã “không làm tròn trách nhiệm” rất quan trọng của mình trong thời gian qua.
“Tình hình dịch chung trên toàn cầu đã thể hiện trên thực tế hôm nay là vai trò của tổ chức WHO là hoàn toàn chểnh mảng, vô trách nhiệm, để cho virus này từ một địa phương là Vũ Hán của Trung Quốc lan rộng ra toàn thế giới”, ông Nguyễn Đình Ngọc nói với VOA.
Tâm lý ‘bài Trung’?
Theo quan sát của VOA, tất cả những bài viết trên mạng xã hội tán thành quyết định của Tổng thống Trump đều nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của công luận Việt Nam.
Có ý kiến cho rằng người Việt thường dành sự ủng hộ mạnh mẽ cho những quyết định, sự kiện gây bất lợi cho và có liên quan đến Trung Quốc.
Doanh nhân Lê Hoài Anh thừa nhận tâm lý bài Trung có thể là một phần, nhưng không hoàn toàn là nguyên nhân khiến người Việt Nam ủng hộ quyết định của tổng thống Mỹ.
Bà nói: “Không ưa Trung Quốc thì lúc trước đã là không ưa rồi vì vấn đề biển đảo và những điều Trung Quốc làm ra đối với Việt Nam sau này như ô nhiễm môi trường chẳng hạn. Nhưng thực ra đại dịch này đã ảnh hưởng rất lớn đối với Việt Nam nên càng làm cho họ ghét vì nguồn gốc bệnh là một, thứ hai nữa là chính vì cái không minh bạch thông tin (của Trung Quốc) làm cho dịch bệnh lây lan và ảnh hưởng rất sâu rộng đến đời sống xã hội”.
Blogger Nguyễn Đình Ngọc thì cho rằng tình trạng “chống Trung Quốc” đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới trong thời gian đại dịch này, và sự ủng hộ của người Việt trong quyết định của Mỹ đối với WHO “hoàn toàn không mang tính chất thành kiến”.
Ông giải thích thêm: “Tâm lý chống Trung Quốc không chỉ là riêng người Việt Nam, mà là người ta chống lại cách hành xử kém văn minh, vô trách nhiệm của Trung Quốc trên toàn thế giới chứ không phải riêng Việt Nam, và người dân Việt Nam cũng hòa mình trong cái chính nghĩa đó”.
Thế khó của WHO
Hoa Kỳ hiện là quốc gia tài trợ lớn nhất cho WHO, với hơn 400 triệu đô la trong năm ngoái, chiếm khoảng 15% ngân quỹ của tổ chức quốc tế này.
Dưới góc độ của một cựu chuyên gia làm việc nhiều năm cho Liên Hiệp Quốc, Tiến sĩ Vũ Quang Việt cho rằng việc cắt ngân sách của Mỹ đối với WHO vào thời điểm này sẽ gây tác động “nghiêm trọng” trong hoạt động của WHO, đặc biệt là công tác phòng chống dịch tại những quốc gia nghèo như ở châu Phi.
TS. Vũ Quang Việt nói trong một tổ chức quốc tế như WHO, với các thành viên từ các quốc gia trên thế giới, trong đó có các nước như Hoa Kỳ, Trung Quốc với tiếng nói có trọng lượng và tầm ảnh hưởng nhất định, thì việc đưa ra những quyết định quan trọng không hoàn toàn nằm ở WHO.
Ông đưa ra ví dụ điển hình về trường hợp của Đài Loan, khi hiện nay đang có không ít ý kiến chỉ trích WHO vì đã xử lý các vấn đề của đảo quốc này theo quan điểm đây là một phần của Trung Quốc. Từ đó, dẫn đến những quy định, khuyến nghị và chính sách đối với Đài Loan tương tự như đối với Trung Quốc.
“Trung Quốc họ áp lực. Họ là một thành viên và còn là thành viên quan trọng của các tổ chức quốc tế nữa, nên họ sử dụng ảnh hưởng của mình để gạt Đài Loan ra khỏi WHO”, TS. Vũ Quang Việt cho biết, đồng thời chia sẻ thêm kinh nghiệm cá nhân.
“Trước kia tôi làm ở LHQ và phụ trách về vấn đề thống kê cũng vậy. Dĩ nhiên, tôi luôn luôn liên hệ với Đài Loan, dù là không chính thức, để lấy thông tin từ Đài Loan cho cái nhìn chung về thống kê của thế giới. Thế nhưng Trung Quốc luôn luôn áp lực để mình không được nhận một cách chính thức và không đưa số liệu ra một cách chính thức được. Ngay cả quốc tế và Mỹ cũng công nhận Đài Loan là một phần của Trung Quốc, do đó nó có những biện pháp để ngăn cản các tổ chức quốc tế làm việc và có quan hệ với Đài Loan”.
Theo TS. Vũ Quang Việt, đối với những vấn đề mang tính chính trị thì các tổ chức quốc tế như WHO khó lòng tránh khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc.
“Bất cứ ai ngồi ở WHO, làm Tổng giám đốc của WHO cũng rất khó trong vấn đề quyết định này”, TS. Vũ Quang Việt nói. Thậm chí theo ông, WHO còn không có quyền quyết định nữa.
Cựu chuyên gia của Liên Hiệp Quốc lưu ý rằng Mỹ và các quốc gia châu Âu cũng có các chuyên gia trong Tổ chức Y tế Thế giới. Vì vậy, vấn đề không nhận thức sớm và đầy đủ tầm nguy hiểm của chủng virus mới không hoàn toàn là lỗi của riêng WHO, chưa kể đến yếu tố hạn chế về tầm hiểu biết của con người nói chung đối với loại virus mới này.
Tính đến tối 16/4, virus corona đã lây nhiễm cho hơn 2,1 triệu người và giết chết hơn 141.000 người trên toàn thế giới.
Một kiến nghị kêu gọi Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus của WHO từ chức cũng đã nhận được hơn 966.000 chữ ký trong số một triệu chữ ký theo yêu cầu.
No comments
Post a Comment