BREAKING NEWS
latest

BIỂN ĐÔNG: Tàu sân bay Liêu Ninh TQ và đội tàu khu trục hạm khai họa trận, Hải Dương 8 lại vào


Mặc sức quốc tế đang toàn tâm toàn ý, gác lại mọi chuyện sang một bên để toàn tâm toàn sức phòng chống dịch bệnh. TQ vẫn đang tăng cường  bành trướng kiểm soát  vùng biển và không phận thuộc biển Đông. Chỉ mới đây thôi ngày 2/4 dư luận vẫn chưa nguôi về vụ việc, tàu hải cảnh TQ  dâm chìm tàu cá Việt Nam tại vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền vùng biển VIệt Nam. Thì tiếp tục, liên tục trong vòng 3 ngày từ ngày 13 đến ngày 15/4, Bắc Kinh đã điều đội tàu sân bay Liêu Ninh và tàu Hải Dương địa chất 8 tiến sâu vào vùng biển Việt Nam.


Sự kiện TQ cho điều đội tàu sân bay Liêu Ninh tiến vào biển Đông tập trận, diễn ra sau một tháng sự kiện tàu sân bay Mỹ USS Theodore Roosevelt có chuyến viêng thăm Viêt nam, ghé vào cảng Tiên Sa Đà Nẵng 5 ngày từ mùng 4 đến mùng 5 tháng 3.  Theo thông tin từ hãng thông tấn Reuter. tối 11.4, Bộ Quốc phòng Nhật phát thông cáo cho biết nhóm tàu chiến này đã đi qua eo biển Miyako để đến khu vực tây Thái Bình Dương.
Theo phía Nhật, nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh gồm tổng cộng 6 chiến hạm. Ngoài tàu Liêu Ninh, các tàu còn lại là 2 tàu khu trục Tây Ninh (117) và Quý Dương (119) cùng loại Type-052D (lớp Lữ Dương 3), 2 tàu hộ tống Tảo Trang (542) và Nhật Chiếu (598) cùng loại Type-054A (lớp Giang Khải 2), tàu hậu cần Hồ Hô Luân (965) loại Type-901.
Các tàu khu trục và tàu hộ tống trong nhóm tác chiến này đều thuộc thế hệ mới với nhiều trang bị khí tài hiện đại. Trong đó, tàu khu trục lớp Lữ Dương 3, độ choán nước 7.500 tấn, được Bắc Kinh tự hào giới thiệu đã tích hợp hệ thống phòng thủ tên lửa tương đương hệ thống Aegis trên các khu trục hạm lớp Arleigh Burke và tuần dương hạm lớp Ticonderoga của Mỹ.


tàu khu trục lớp Lữ Dương 3 còn được trang bị 64 ống phóng thẳng đứng có thể khai hỏa nhiều loại tên lửa khác nhau như tên lửa phòng không HHQ-9, tên lửa tấn công tàu chiến hoặc mục tiêu trên đất liền YJ-18, tên lửa chống tàu ngầm CY-5. Kèm theo đó còn có nhiều loại vũ khí và radar, tác chiến điện tử…
Tàu hộ tống lớp Giang Khải 2, độ choán nước 4.000 tấn, được trang bị 32 ống phóng thẳng đứng dùng khai hỏa tên lửa đối không HQ-16 và tên lửa chống tàu ngầm Yu-8, kèm theo còn có hệ thống pháo cận chiến, ngư lôi… tờ Hoàn Cầu thời báo dẫn lời phát ngôn viên của hải quân Trung Quốc Tuy nhiên, thông báo được trích dẫn từ tờ Hoàn Cầu thời báo không cung cấp địa điểm chi tiết là nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc tập trận ở khu vực nào trên Biển Đông. Đồng thời, thông tin cũng không tiết lộ thời điểm tập trận.

Liên quan đến đội tàu sân bay Liêu Ninh. Ngày 14/4 TQ cũng đã điều tàu thăm dò hải dương 8. ắt hẳn chúng ta chẳng lạ lẫm gì con tàu này. Bời trong năm 2019, sự kiện tàu hải dương 8 đi sâu vào thềm lục đia lãnh hải việt nam từ tháng 7 đến tháng 10 năm 2019. Theo Reuters, hôm thứ ba (14.4), tàu khảo sát địa chấn Hải Dương địa chất 08 đã xuất hiện trở lại trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cách bờ biển Việt Nam 158 km, được hộ tống bởi ít nhất một tàu hải cảnh, theo dữ liệu từ Marine Traffic, một trang web theo dõi dữ liệu hàng hải.
Ít nhất ba tàu Việt Nam được ghi nhận di chuyển gần khu vực tàu Trung Quốc,
Nhóm tàu này trở lại sau khi phía Mỹ chỉ trích Trung Quốc lợi dụng thế giới bận rộn đối phó với đại dịch Covid-19 để có các hoạt động gây bất ổn trên Biển Đông, khi 3 tàu hải cảnh nước này đâm chìm 1 tàu cá Việt Nam ở gần đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa vào ngày 2.4 mới đây.

Trả lời những hành động bành trướng liên tục trên biển Đông này, tờ báo hoàn cầu của TQ dẫn lời của phát ngôn viên hải quân Trung Quốc cho rằng đây là một hoạt động thường niên của hải quân TQ và không gây hấn hay có mục đích địa chính trị nào khác.

Thực tế cho thấy, mọi hoạt động trên biển đông TQ đã và đang nắm quyên kiểm soát chính. Từ việc gây hấn trên biển đông, đâm chìm tàu cá ngư dân Viêt Nam, bắt giữ người trái phép hay thậm chí đã có thương vong cho chính ngư dân VIệt nam vốn đã thấp cổ bé miệng phải đối đầu với tàu sắt và súng đạn của tàu TQ. Cho đến đưa tàu thăm dò tài nguyên nằm sâu trong lãnh hải Việt nam, xây dựng dàn khoan, chiếm cứ các hòn đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Xây đảo nhân tạo, hay thậm chí mới đây là điều hạm đội tàu sân bay tiến vào biển Đông để tiến hành tập trận.

Sự ngụy biện của Bắc Kinh không thể thuyết phục được dư luận thế giới. Trả lời Thanh Niên ngày 14.4, PGS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật Bản, Học giả tại Quỹ Châu Á - Thái Bình Dương ở Canada) khẳng định: “Sự hiện diện của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông là một phần quan trọng trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm lợi dụng tình hình nhiều nước đang tập trung ứng phó dịch bệnh Covid-19”.
Trong đó, theo PGS Nagy: “Đây còn là cách mà Trung Quốc đánh lạc hướng dư luận trong nước về những gì đã diễn ra trong đợt dịch bệnh vừa qua, đặc biệt là về hậu quả kinh tế cũng như sức khỏe cộng đồng”.
Ông cũng cho rằng: “Động thái điều động tàu sân bay tập trận ở Biển Đông còn là một thông điệp đe dọa của Bắc Kinh gửi đến các bên trong khu vực với hàm ý rằng Trung Quốc sẵn sàng sử dụng vũ lực để đảm bảo cái mà nước này gọi là “lợi ích cốt lõi
« PREV
NEXT »

No comments